Mụn trứng cá - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

August 3, 2022

Tùy vào tình trạng mà mụn trứng cá có thể gây đau đớn, viêm nhiễm hoặc để lại sẹo mụn nặng nề trên da nếu các phương pháp chữa trị bị áp dụng sai cách. Điều trị sớm sẽ giảm tình trạng nổi mụn hoặc khiến vấn đề trầm trọng hơn. Cùng Beauty Box tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mụn trứng cá nhé!

Các loại mụn trứng cá phổ biến

Cứ 4 người thì có 3 người từ 11 đến 30 tuổi gặp phải mụn trứng cá. Mụn trứng cá thường xảy ra ở tuổi dậy thì - thời điểm các tuyến bã nhờn bị kích hoạt hoạt động mạnh nhất.  Mụn trứng cá có những loại thường gặp như sau:

Mụn đầu đen

  • Mụn đầu đen là loại mụn trứng cá có nhân mụn mở trên bề mặt da

  • Bên trong mụn chứa đầy dầu thừa và tế bào da chết

  • Lý do khiến đầu mụn bị đen chính là kết quả của phản xạ với ánh sáng của các nang lông bị tắc

  • Mụn đầu đen có thể điều trị bằng thuốc không kê đơn.

Mụn đầu trắng

  • Đây là loại mụn mà các tế bào da không để các nang lông bị bít tắc "mở ra" khiến đầu mụn có màu trắng. 

  • Tương tự như mụn đầu đen, có những loại thuốc không kê đơn có công dụng điều trị loại mụn này.

Mụn thịt

  • Mụn thịt là những mụn bị viêm, tạo thành mụn nhỏ có màu đỏ hoặc hồng nhạt trên da

  • Loại mụn này khá nhạy cảm khi chạm vào, đặc biệt nếu bóp nặn càng dễ làm tình trạng viêm tồi tệ hơn, gây ra sẹo mụn

  • Một số mụn thịt còn là dấu hiệu của mức độ trung bình hoặc nặng của mụn trứng cá

Bất kỳ loại mụn trứng cá nào cũng là nỗi ám ảnh của làn da - Ảnh: Shutterstock

Mụn mủ

  • Mụn mủ là một loại mụn viêm 

  • Chúng có vẻ ngoài khá giống mụn đầu trắng nhưng có một vòng tròn đỏ bao quanh vết sưng mụn

  • Nhân mụn bên trong thường chứa mủ trắng hoặc vàng

  • Đây là loại mụn tuyệt đối không nên nặng vì nguy cơ sẹo và viêm nhiễm, thâm mụn rất cao

Nốt sần

  • Đây là dạng mụn có nốt sưng to, bị viêm, khi sờ vào có cảm giác cưng cứng

  • Mụn thường phát triển ở sâu bên trong da và gây đau nhiều

  • Mụn sần thường khá "cứng đầu" nên phần lớn sẽ cần dùng đến các loại thuốc kê.

U nang

  • U nang là những tổn thương lớn, chứa mủ

  • Tương tự như nốt sần, u nang gây đau và cần được điều trị bởi bác sĩ da liễu

  • Nốt sần và u nang là những dạng mụn trứng cá ở mức độ nặng

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

Mụn trứng cá thường xuất hiện ở mặt, trán, ngực, lưng, hai bên vai vì đây là những vùng da có tuyến dầu nhờn tập trung nhất. Và các nang lông được "kết nối" với các tuyến dầu này. 

4 yếu tố chính gây mụn trứng cá

  • Việc sản xuất dầu (bã nhờn) quá mức 

  • Các nang lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa và tế bào chết

  • Vi khuẩn 

  • Viêm nhiễm

Ví dụ như mụn đầu đen trông giống như là do bụi bẩn mắc kẹt ở lỗ chân lông nhưng thực ra chính vi khuẩn và dầu thừa mới là nguyên nhân gây bít tắc. Và nếu nang lông bị bít tắc nhưng bị viêm nhiễm bên trong sẽ sinh ra u nang dưới bề mặt da.

Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố androgen gia tăng trọng tuổi dậy thì làm mở rộng các tuyến bã nhờn, khiến mụn dễ xuất hiện nhiều hơn. Ngoài ra sự thay đổi hormone ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay trung niên cũng có thể dẫn đến mụn.

Sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc có chứa corticosteroid, testosterone hoặc lithium cũng có nguy cơ làm mụn dễ xuất hiện.

Có không ít nguyên nhân và yếu tố bên ngoài khiến mụn xuất hiện - Ảnh: Shutterstock

Chế độ ăn không cân bằng

Một số chế độ ăn uống bao gồm tiêu thụ quá nhiều thực phẩm bơ sữa hoặc thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì hay khoai tây chiên có thể làm tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng hơn.

Căng thẳng, stress

Tình trạng mụn sẽ trở nặng hơn khi bạn thường xuyên phải chịu đựng căng thẳng hay lo âu.

3 cấp độ mụn trứng cá

Mụn trứng cá cũng là một loại bệnh da liễu, có thể chia thành 3 cấp bậc:

Bệnh mụn trứng cá nhẹ

Nếu có ít hơn 20 mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen; ít hơn 15 mụn viêm hoặc tổng số mụn ít hơn 30.

Bệnh mụn trứng cá trung bình

Có từ 20-100 mụn đầu trắng/ mụn đầu đen; từ 15-50 vết mụn sưng viêm hoặc tổng số mụn từ 30 tới 125.

Bệnh mụn trứng cá nặng

Mụn nặng là những người bị quá nhiều nốt viêm và u nang; mụn có thể chuyển sang màu đỏ đậm hoặc tím. Mụn nặng thường để lại sẹo.

Những lầm tưởng về mụn trứng cá

Ngoài ra còn có một vài "hiểu lầm" về yếu tố gây mụn ở nhiều người như:

  • Sô cô la và thức ăn nhiều dầu mỡ thực chất ít hoặc không ảnh hưởng đến tình trạng mụn

  • Vệ sinh da: Da "bẩn" không phải nguyên nhân chính gây mụn. Do đó nếu chà xát quá mạnh hoặc sử dụng chất làm sạch da nhiều xà phòng hoặc hóa chất ngược lại còn gây kích ứng và làm mụn tổn thương thêm

  • Mụn vẫn có thể dùng mỹ phẩm trang điểm nếu đó là sản phẩm không chứa dầu, không gậy tắc nghẽn lỗ chân lông và bạn tẩy trang sạch sau đó

Cách điều trị mụn trứng cá 

Đối với tình trạng mụn nhẹ hoặc trung bình nhẹ, bạn có thể áp dụng các cách điều trị mụn trứng cá như sau:

1. Dùng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà nổi tiếng với công dụng chống khuẩn và giảm viêm da. Trị mụn trứng cá bằng tinh dầu tràm trà ít bị khô da và kích ứng hơn so với benzoyl peroxide.

Thực hiện

  • Pha tinh dầu tràm trà với nước theo tỷ lệ 1:9
  • Nhùng tăm bông và thoa lên các vùng da bị mụn
  • Dùng thêm kem dưỡng ẩm sau đó 
  • Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày.

Tinh dầu tràm trà là “vũ khí” lợi hại trị mụn ở mức độ nhẹ - Ảnh: Shutterstock

2. Sử dụng giấm táo

Giấm táo được biết đến với khả năng kháng khuẩn và nấm do chứa nhiều axit hữu cơ như axit citric, axit succinic,... có khả năng ngăn chặn tình trạng viêm và sẹo do vi khuẩn P.acnes.

Thực hiện 

  • Trộn 1 phần giấm táo với 3 phần nước (pha loãng thêm nếu là da nhạy cảm)

  • Rửa mặt sạch và dùng bông gòn sạch thấm rồi thoa nhẹ giấm táo lên mặt

  • Để yên trong 10-20 giây trước khi rửa lại bằng nước mát

  • Thực hiện khoảng 1-2 lần/ tuần

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Mặc dù vẫn chưa thật sự rõ ràng vai trò của chế độ ăn uống đối với trị mụn nhưng những người cung cấp đủ cho mình vitamin A, E và kẽm có thể giảm nguy cơ bị mụn trứng cá nặng.

4. Thuốc không kê đơn

Có nhiều loại kem hoặc gel có chứa steroid và không steroid cũng giúp điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Những thuốc trị mụn không kê đơn thường chứa những hoạt chất như:

  • Resorcinol: "Phá vỡ" mụn đầu đen và đầu trắng

  • Benzoyl peroxide: Loại bỏ vi khuẩn, tăng tốc độ phục hồi và thay thế da mới; làm chậm quá trình sản xuất bã nhờn

  • Axit Salicylic: Hỗ trợ điều trị mụn đầu đen và mụn đầu trắng; giúp giảm viêm và sưng tấy

  • Retin-A: Thông thoáng lỗ chân lông thông qua sự thay đổi tế bào

  • Axit azelaic: Ngăn chặn sự bã nhờn dư thừa và giảm sự phát triển của vi khuẩn

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm cho mình những loại đặc trị mụn đáng tin cậy với danh mục các sản phẩm đa dạng từ nhiều thương hiệu uy tín. Tùy vào nhu cầu, bạn sẽ chọn lựa loại sản phẩm cũng như thành phần phù hợp với làn da của mình. 
Nếu gặp vấn đề về mụn sưng viêm, bạn có thể tham khảo gel trị mụn dạng lột A''pieu Nonco Mastic Band Patch. Được chiết xuất từ rau má và nhựa cây nhũ hương, sản phẩm sẽ giúp giảm viêm cho các nốt mụn, đồng thời bảo vệ vùng da có mụn tránh khỏi tác hại từ môi trường, đặc biệt an toàn cho cả da dầu và da nhạy cảm.

Gel trị mụn A'pieu

Gel trị mụn dạng lột A''pieu Nonco Mastic Band Patch giúp cung cấp dưỡng chất giúp làm dịu và làm lành nốt mụn sưng đỏ

Còn đối với tình trạng mụn trung bình đến nặng hoặc mặc dù ít mụn nhưng có dấu hiệu đau nhức, tấy đỏ, chảy mủ thì bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được áp dụng các phương pháp trị mụn đặc trị và hiệu quả hơn qua việc uống kháng sinh, dùng thuốc bôi hoặc tiêm corticosteroid. 

Tuyệt đối tự ý trị mụn trứng cá theo các biện pháp truyền miệng vì cơ địa và tình trạng mụn mỗi người sẽ khác nhau, không thể đảm bảo an toàn trong khi mụn của bạn đang ở mức độ nghiêm trọng.

Ngoài ra còn có các phương pháp trị mụn đơn giản khác hoặc các liệu pháp điiều trị mụn bằng ánh sáng, peel da hóa học hay tiêm steroid,... nhằm đẩy nhanh thời gian loại bỏ mụn và cải thiện làn da.

Mụn trứng cá là vấn đề phổ biến, bạn không cần quá lo lắng khi gặp phải. Điều quan trọng là chúng ta có sự điều trị đúng cách để có thể loại bỏ mụn kịp thời để mụn không tiến triển nặng hơn, gây thêm nhiều tổn thương tới da.


Nguồn tham khảo:

Acne - https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/symptoms-causes/syc-20368047

Slideshow: Acne Visual Dictionary - https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/ss/slideshow-acne-dictionary

What you need to know about acne - https://www.medicalnewstoday.com/articles/107146

13 Powerful Home Remedies for Acne - https://www.healthline.com/nutrition/13-acne-remedies

Bệnh trứng cá: Nguyên nhân, cơ chế hình thành - https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/benh-trung-ca-nguyen-nhan-co-che-hinh-thanh/

 


Các sản phẩm được nhắc đến trong bài viết

Sản phẩm trong bài viết

Các tin tức khác