Glycerin - Hợp chất “quốc dân” trong dưỡng da
Glycerin là hợp chất phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp vì đem lại nhiều công dụng tích cực cho việc điều trị và tái tạo tế bào da. Vậy glycerin là gì và cách sử dụng glycerin như thế nào? Hãy cùng Beauty Box tìm hiểu ngay nhé.
Glycerin là gì?
Glycerin được tạo nên từ quá trình chuyển hóa giữa carbohydrate và lipid để tạo nên tri-hydroxy alcohol. Glycerin có nguồn gốc từ động vật, thực vật, và thậm chí là khoáng sản. Trong đó, hợp chất tinh khiết thường được sử dụng trong sức khoẻ, làm đẹp nhất là loại glycerin thực vật, không màu, không mùi, hơi sệt và trong suốt như thạch.
Glycerin được đánh giá là thích hợp với nhiều loại da và vấn đề da do rất lành tính và ít gây kích ứng. Chính vì thế, chúng được ứng dụng như một loại dung môi dưỡng ẩm tự nhiên trong mỹ phẩm.
Glycerin tinh khiết không màu, không mùi, hơi sệt và trong suốt như thạch - Ảnh: Shutterstock
5 công dụng làm đẹp của glycerin
Sự an toàn của glycerin đã được xác nhận bởi nhiều cơ quan y tế trên toàn cầu, trong đó có cả Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Về lý thuyết, hợp chất hóa học này có khả năng hút những phân tử nước trong không khí. Do đặc tính trên, ngành công nghiệp làm đẹp đã tập trung phát triển một số chức năng của glycerin như:
1. Cấp nước và cấp ẩm liên tục cho da
Điều kiện khí hậu nắng nóng ở nước ta dễ làm cho da mặt bị khô và rối loạn tuyến bã nhờn. Nhờ có glycerin, da đủ ẩm đủ nước nên mềm mịn và không bị nhờn bết.
2. Làm chậm quá trình lão hoá
3. Làm sạch và ngăn ngừa mụn
Glycerin thường có mặt trong sữa rửa mặt, nhằm làm sạch triệt để bụi bẩn nhưng vẫn duy trì được hàm lượng hydrat an toàn. Glycerin cũng có kết cấu mỏng nhẹ, không gây bết rít, bít tắc lỗ chân lông nên thường rất ít gây mụn viêm, mụn bọc.
Glycerin có nhiều công dụng làm đẹp cho da - Ảnh: Shutterstock
4. Bảo vệ da khỏi tia cực tím
Sự “ngậm nước” trong da cũng làm giảm tối đa những thương tổn do tia UVA/UVB đem lại. Có lẽ cũng vì thế mà các thương hiệu thường có glycerin vào bảng thành phần của các loại kem chống nắng.
5. Dưỡng ẩm toàn thân
Cách chiết xuất glycerin tại nhà
Bên cạnh các loại glycerin ở trạng thái tinh khiết được tổng hợp sẵn, chúng ta vẫn có thể tự chiết xuất Glycerin từ nguyên liệu có nguồn gốc thực vật như dầu oliu hay dầu dừa. Cách thực hiện như sau:
Bạn hoàn toàn có thể tự điều chế Glycerin tại nhà - Ảnh: Shutterstock
Nguyên liệu:
1 chảo cỡ vừa
240ml dầu dừa
240ml dầu oliu
1 muỗng cà phê dung dịch kiềm
240ml nước
108g muối
Nhiệt kế
Cách thực hiện:
Bước 1:
Bước 2:
Bước 3:
Bước 4:
Bước 5:
Lưu ý:
5 công thức dưỡng da với glycerin
1. Trị mụn bằng glycerin
Nguyên liệu:
- 1 muỗng glycerin
- 1 muỗng nước cốt chanh
Cách thực hiện:
- Trộn đều nguyên liệu vào với nhau. Các bạn có thể tăng liều lượng và pha theo tỉ lệ 1:1
- Thoa hỗn hợp lên vùng da mụn
- Thư giãn khoảng 10-15 phút
- Rửa sạch lại bằng nước mát
Mặt nạ glycerin và chanh có tác dụng trị mụn hiệu quả - Ảnh: ShutterStock
2. Giảm thâm quầng mắt bằng glycerin
Nguyên liệu:
- 1 quả cà chua
- 2 lát khoai tây
- 5 giọt glycerin
Cách thực hiện:
Bước 1:
Bước 2:
Bước 3:
Lưu ý:
Cà chua giàu vitamin giúp giảm thâm quầng - Ảnh: ShutterStock
3. Ngăn ngừa da nhiễm khuẩn bằng glycerin
Trước khi đi ngủ, bạn nên thoa một lớp glycerin lên da. Điều này vừa giúp nuôi dưỡng da, làm thông thoáng lỗ chân lông và hạn chế bụi bẩn xâm nhập vào da.
4. Dưỡng ẩm da bằng glycerin
Pha glycerin cùng nước hoa hồng vào buổi tối để loại bỏ tình trạng khô da, đồng thời làm giảm tình trạng da xỉn màu; giữ cho da vẻ mềm mại, dẻo dai.
Ngoài ra, bạn có thể dưỡng ẩm bằng các loại kem chứa glycerin có sẵn trên thị trường mỹ phẩm hiện nay. Khi chọn kem dưỡng ẩm, bạn cũng cần lưu ý đến nguồn gốc thương hiệu cũng như kết cấu sản phẩm phải phù hợp với loại da nhằm tránh những kích ứng không mong muốn.
gel dưỡng ẩm Illiyoon Ceramide Ato Soothing
Gel dưỡng ẩm Illiyoon Ceramide Ato Soothing bổ sung ẩm hiệu quả cho mọi làn da, bảo vệ các tế bào da luôn ở trạng thái khỏe mạnh, chống lại kích ứng.
5. Ngăn ngừa nứt nẻ gót chân bằng glycerin
Bạn chỉ cần dùng glycerin lên vùng da tổn thương trên chân và mang vớ khi đi ngủ vào buổi tối. Sau 3-4 tuần, tình trạng nứt gót chân sẽ được cải thiện đáng kể.
Kết hợp với nước hoa hồng cùng glycerin giúp dưỡng ẩm, bảo vệ da tốt hơn - Ảnh: Shutterstock
Một số lưu ý khi dùng glycerin
Có thể bổ sung glycerin từ thực phẩm hay không?
có
Tuy nhiên, glycerin không phải là một phần thiết yếu của một chế độ ăn uống khoa học. Do đó với mức tiêu thụ từ việc ăn uống bình thường hằng ngày cũng đã chấp nhận được. Nếu cố tình tiêu thụ lượng lớn glycerin cùng một lúc có thể dẫn đến tình trạng nhức đầu, khát nước, buồn nôn hay nhuận tràng nhẹ.
Pha loãng
Là chất giữ ẩm, glycerin sẽ "hút" nước từ nơi gần nhất có độ ẩm - cụ thể là ở các tầng da nằm sâu bên dưới. Điều này có thể khiến da mất nước, nặng hơn là phồng rộp. Do đó bạn nên pha loãng glycerin nguyên chất trước khi sử dụng lên da mặt.
Tác dụng phụ khi dùng
Glycerin là hoạt chất có lợi cho da, đặc biệt trong việc dưỡng ẩm. Với độ lành tính cao, Glycerin ngày càng xuất hiện nhiều trong các sản phẩm làm đẹp. Với một sản phẩm Glycerin nguyên chất, bạn có thể chăm sóc đa dạng cho nhiều vùng da từ mặt, môi cho đến những vết nứt khó chịu khác do vấn đề khô da gây nên.
Xem thêm:
6 mẹo chăm sóc da khô hiệu quả tại nhà
Top 7 kem dưỡng ẩm cho da dầu nhờn
Vitamin E là gì? Công dụng và cách bổ sung hiệu quả
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/glycerin-for-face
https://foodinsight.org/what-is-glycerin/
https://sciencing.com/make-glycerin-vegetable-oil-7830349.html