"Bắt mạch" 7 nguyên nhân gây nám da sớm
Nám da thường chỉ xuất hiện ở phụ nữ trung niên, thế nhưng ngày càng có nhiều người trẻ khổ sở vì nám da. Nguyên nhân nám da là do đâu, có những biểu hiện phổ biến nào, cùng Beauty Box tìm hiểu ngay nhé!
Biểu hiện của nám da
Nám da là tình trạng da xuất hiện các vết đốm hay mảng đen sậm màu trên khắp các vị trí như trán, gò má, cằm và thậm chí là cổ, do tình trạng tăng đột ngột hắc sắc tố melanin. Nám da có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể nếu vùng da đó thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các khu vực này thường có màu đen, nâu sẫm hoặc thâm vàng gây mất thẩm mỹ, dẫn đến việc mất tự tin khi tiếp xúc với người khác.
Nám da xảy ra do tình trạng tăng đột ngột hắc sắc tố melanin - Ảnh: Shutterstock
Để tìm hiểu nguyên nhân gây nám da, trước hết chúng ta cần phân loại chúng dựa vào các biểu hiện. Có 3 loại nám phổ biến:
Nám mảng: Nằm ở lớp thượng bì, thường xuất hiện thành các mảng lớn nhưng màu khá nhạt, tập trung tại vùng má, lan dần gần cánh mũi nhưng chân nám khá nông
Nám chân sâu: Là các đốm nhỏ có kích thước như đầu kim hoặc đầu đũa, nhưng rất đậm màu và phân bổ ở trung hoặc hạ bì. Là cấp độ nặng và khó điều trị nhất
Nám hỗn hợp: Tiết diện khu vực sẫm màu to hơn, gây ra những khó khăn nhất định trong việc chỉ định điều trị khiến thời gian hồi phục bị kéo dài
7 nguyên nhân gây nám da
Nám da hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân, tùy mỗi nguyên nhân mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Vì vậy, để tìm ra cách thức điều trị chuẩn xác, trước hết các bạn cần biết tình trạng nám da của mình bắt nguồn từ đâu.
1. Ánh nắng mặt trời
Trong ánh sáng mặt trời có chứa các tia tử ngoại UVA/ UVB. Khi chiếu trực tiếp lên da, các tia UV sẽ phá hủy tế bào da và làm vỡ cấu trúc lớp hạ bì, từ đó da trở nên khô sần, đẩy nhanh quá trình lão hóa, hoặc thậm chí là ung thư da.
Ngoài ra, ánh nắng mặt trời còn kích thích sản sinh melanin một cách bất thường. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng nám và ngày càng lan rộng.
Xem thêm: Review "tuyệt phẩm" kem chống nắng của La Roche-Posay
2. Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
Việc sử dụng các loại mỹ phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm trắng da cấp tốc. Những mỹ phẩm này chứa hàm lượng nhỏ thủy ngân, cùng nhiều chất tẩy trắng khiến da bị bào mòn và yếu đi. Từ đó, hiện tượng nám da cũng khó tái tạo, mảng đen xuất hiện liên tiếp gây tự ti và mất thẩm mỹ.
Xem thêm: Review AHC Peony Bright - Bộ sản phẩm dưỡng trắng hồng da
3. Tiếp xúc với ánh sáng xanh
Theo ông Murad, chuyên gia da liễu và là nhà sáng lập thương hiệu mỹ phẩm Murad, cho biết “Mỗi ngày làm việc 8 tiếng trước máy tính tương ứng với 20 phút tiếp xúc với nắng gắt. Trong khi đó, da chúng ta chỉ cần phơi 7 phút là đã cháy nắng.”
So với tia UVA/ UVB, ánh sáng xanh có khả năng xuyên qua lớp thượng bì, kích thích sản sinh gốc tự do. Từ đó, phá hủy collagen và elastin cấu tạo nên da, thúc đẩy quá trình lão hóa. Bên cạnh là tác nhân gây lão hóa, ánh sáng xanh khiến melanin tăng đột biến, dẫn đến da bị sạm màu, nám và khó lành vết thâm mụn.
Ngày nay, thói quen sử dụng điện thoại liên tục đã là điều bình thường. Việc này đã vô tình “tiếp tay” cho ánh sáng xanh dễ dàng gây hại cho da.
Xem thêm: Review kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh A'Pieu mới "toanh"
4. Tăng sắc tố sau viêm (PIH)
Đây là hiện tượng melanin tăng cao do da bị viêm sau khi trải qua các bệnh về da, từ đó kích thích ngoại sinh.
Ví dụ, wax lông nhiều năm sẽ gây tổn thương các tế bào melanocytes, khiến da nhạy cảm hơn và tăng sắc tố cục bộ. Ngoài ra, nặn mụn cũng làm lượng melanin ở nốt mụn đó tăng cao, khiến vết thâm tồn tại trong nhiều tuần. Tùy thuộc vào loại da mà thời gian thâm mụn càng kéo dài, đặc biệt nếu bạn sở hữu làn da tối màu, trung tính.
Trong vài trường hợp, bạn nên đến các cơ sở da liễu để khám nếu tình trạng tăng sắc tố sau viêm lan rộng và có biểu hiện tương tự như nám.
5. Di truyền
Di truyền cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng nám da của mình. Nếu trong gia đình bạn có người bị nám, xác suất bạn có thể bị nám rất cao.
Theo nhiều nghiên cứu, nám da thường xảy ra ở người có sắc tố da sậm màu như người châu Á, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và châu Mỹ La tinh. Trong đó, 20% - 70% số người đã và đang gặp phải vấn đề nám da cho di truyền.
6. Rối loạn nội tiết tố
Ngoài những người bị nám do cơ địa, phụ nữ sau 40 tuổi cũng là nhóm đối tượng dễ gặp phải nám da. Lúc này, nữ giới sẽ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, lượng estrogen bị giảm sút dẫn đến nội tiết tố mất cân bằng. Do đó, ở độ tuổi này, da cũng bắt đầu xuất hiện các vấn đề như sạm, nám, tàn nhang, hoặc da không đều màu.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai chứa nội tiết tố thay thế, hoặc người mắc các bệnh lý về tuyến giáp, buồng trứng cũng rất hay bị nám. Những người bị stress hoặc các vấn đề khác về tâm lý cũng khó mà tránh khỏi.
7. Chế độ ăn uống không cân bằng
Chế độ ăn uống thiếu hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân hình thành sạm nám. Thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để tái tạo da hay chống lại gốc tự do, từ đó làm tệ hơn tình trạng nám da của bạn.
Bổ sung các thực phẩm chứa glutathione và vitamin C sẽ ngăn hắc sắc tố hình thành cũng như trở nặng:
- Ăn những thực phẩm chứa glutathione như: măng tây, trái bơ, rau chân vịt, đậu bắp, súp lơ xanh,... ngăn ngừa viêm nhiễm hắc sắc tố.
- Selen có thể chuyển hóa thành glutathione, hạn chế hình thành nám da. Những thức ăn chứa nhiều selen là: nấm, hành tây, tỏi, trứng, cá, tôm, sò biển, gan,...
- Bổ sung vitamin C sẽ giúp mảng nám không bị nhiễm mãn tính: táo tươi, cam, bưởi, quýt, lê, cà chua, chanh,...
Có những đồ ăn làm sung huyết trên da, làm cho các vết nám trở nên trầm trọng hơn như rượu, bia, các gia vị như muối, ớt, tiêu…
Nám da xuất hiện ở các cô gái trẻ với lối sinh hoạt, chăm sóc da không hợp lý - Ảnh: Shutterstock
Điều trị nám da tuy không phải là chuyện đơn giản, nhưng các bạn có thể phòng ngừa tình trạng xuất hiện hoặc trở nặng. Với 7 nguyên nhân gây nám da phổ biến đã nêu trên, Beauty Box hi vọng các bạn có thể tránh được bệnh lý này một cách tối đa.
Xem thêm:
5 bí quyết uống tinh bột nghệ trắng da hiệu quả
"Săn" ngay top 7 serum phục hồi da hiệu quả 2021
Top 7 loại thực phẩm chống lão hóa
Nguồn tham khảo:
Melasma - https://www.healthline.com/health/melasma
Unmasking the causes and treatments of melasma - https://www.health.harvard.edu/womens-health/unmasking-the-causes-and-treatments-of-melasma
Melasma - https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21454-melasma
MELASMA: WHO GETS AND CAUSES - https://www.aad.org/public/diseases/a-z/melasma-causes
Nám da: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị - https://www.vinmec.com/vi/benh/nam-da-3191/