Salicylic Acid trong làm đẹp - Bạn đã biết 6 điều này?

August 3, 2022

Trào lưu làm đẹp bằng BHA đang “làm mưa làm gió” thời gian gần đây. Thế nhưng, bạn có biết rằng, Salicylic Acid chính là “keyword” quan trọng nhất có thể quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quy trình dưỡng da trên?

Salicylic Acid là gì?

Salicylic Acid là loại acid vô cơ gốc dầu, thuộc nhóm BHA (Beta Hydroxy Acid). Về nguyên tắc hoạt động, loại acid này ngay khi tiếp xúc với da mặt sẽ thấm sâu vào trung và hạ bì da, từ đó hoà tan các tạp chất, sợi bã nhờn và bụi bẩn trong lỗ chân lông.

Chính vì thế, Salicylic Acid thường được ứng dụng để loại bỏ các chất kết dính gây bít tắc da, làm bong các lớp tế bào chết sần sùi. Đồng thời, kích thích quá trình tái tạo tế bào mới, dưỡng da mềm mịn, tăng cường khả năng giữ ẩm, giữ nước cho da.

3 công dụng chính của Salicylic Acid trong làm đẹp

Công dụng của Salicylic acid

Salicylic Acid được ứng dụng trong ngành công nghiệp làm đẹp với vô số công dụng - Ảnh: Shutterstock

Hiểu được nguyên tắc hoạt động của Salicylic Acid nói riêng và nhóm BHA nói chung, ta sẽ biết được công dụng dưỡng da của mỹ phẩm chứa loại Acid vô cơ này: 

1. Tẩy tế bào chết

Với khả năng thấm sâu vào nhiều tầng biểu bì, Salicylic Acid là một hợp chất tẩy tế bào chết hoá học vô cùng “thần thánh” mà không có bất kỳ một dạng sản phẩm vật lý nào sánh kịp. 

2. Cân bằng dầu nhờn trên da mặt

Khi Salicylic Acid thẩm thấu, không chỉ bụi bẩn, cặn trang điểm được làm sạch mà cả dầu thừa, sợi bã nhờn cũng được dọn dẹp thông qua quá trình phá vỡ các liên kết acid béo. Nhờ vậy có thể kiểm soát lượng tiết dầu, đặc biệt là đối với da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu. Điều này góp phần giảm bớt các nguy cơ gây mụn trên da.

3. Điều trị mụn

Khi lỗ chân lông thông thoáng, các ổ mụn viêm nhiễm cũng ít xuất hiện hơn. Ngoài ra, Salicylic Acid cũng được xem là một chất kháng viêm hiệu quả trong việc làm dịu, giảm sưng tấy mụn.

Nồng độ salicylic acid thường gặp

Nồng độ Salicylic acid

Mỹ phẩm chứa Salicylic Acid có hàm lượng thấp hơn 2% được cho phép sử dụng tại nhà - Ảnh: Shutterstock

Là một hợp chất với nhiều công dụng đặc biệt như thế nhưng salicylic acid lại có rất nhiều lưu ý khi sử dụng. Một trong điều quan trọng bạn cần biết trước khi sử dụng chính là về nồng độ. Salicylic acid cần được pha thêm nhiều dung môi khác với nồng độ rất loãng. Tuỳ thuộc vào tình trạng da và nhu cầu sử dụng, chúng ta có thể tham khảo 3 nhóm nồng độ sau đây:

  • 0.5% - 1%: Đây là các sản phẩm peel da hoá học, thường khá dịu nhẹ. Có thể được cho phép sử dụng tại nhà mà không gây khô da.
  • 1% - 2%: Nhóm sản phẩm chứa salicylic acid từ 1 đến 2% thường là các loại kem đặc để chấm mụn. Khi đó sản phẩm chỉ nên được sử dụng trên các vùng da có tiết diện nhỏ để không gây bong tróc, tổn thương da.
  • 2 - 3 %: Hàm lượng salicylic acid trong nhóm này khá đậm đặc và có tính ăn mòn cao. Lúc này, salicylic acid được sử dụng để triệt mụn cóc, mụn thịt… Sản phẩm không được khuyến khích tự sử dụng tại nhà mà cần có sự giám sát của các chuyên gia da liễu.

Salicylic acid phù hợp với làn da nào?

Có một thực tế rằng, không phải đối tượng nào cũng có thể đạt hiệu quả mong muốn khi sử dụng mỹ phẩm làm đẹp chứa salicylic acid.

Hợp chất này hoạt động dựa trên nguyên tắc đi sâu vào da và loại bỏ các sắc tố sẫm màu. Chính vì thế, chúng chỉ đem lại hiệu quả tốt nhất đối với các làn da chứa nhiều đốm nâu, tàn nhang, sạm nám. Đây cũng là kiểu da đặc trưng của người Châu Á.

Để chắc chắn hơn, bạn có thể tham khảo thang đo Fitzpatrick (thang đo phân loại màu da và phản ứng của da dưới tác dụng của tia UVA/UVB). Từ cấp I-III rất phù hợp sử dụng salicylic acid. Từ IV-VI sẽ không cho tác dụng như kì vọng!

Làn da phù hợp với Salicylic acid

Nên kiểm tra tông da của chính mình trên thang đo Fitzpatrick trước khi dùng Salicylic Acid - Ảnh: Shutterstock

Cách dùng salicylic acid

Dựa theo dạng mỹ phẩm mà salicylic acid có nhiều cách dùng khác nhau. Tuy nhiên dù ở dạng nào thì bạn cũng chỉ nên giới hạn số lần sử dụng sản phẩm từ 1-3 lần mỗi ngày, dùng nhiều hơn có thể khiến da chịu kích ứng.

Mỹ phẩm thể lỏng

Đây là dạng có độ phổ biến hàng đầu, thường là các mỹ phẩm dạng nước, kem bôi hay mỡ. Cách dùng là thoa nhẹ một lớp vừa phải lên vùng da cần thiết sau khi đã làm sạch da và vệ sinh tay. Tuy nhiên, bạn nên thử trước sản phẩm ở một vùng da nhỏ để chắc chắn rằng làn da không gặp bất kỳ kích ứng nào khi sử dụng salicylic acid.

Dạng miếng dán

Đối với miếng dán có chứa salicylic acid, bạn cũng cần làm sạch và để khô ráo vùng da cần điều trị. Sau đó dán miếng dán có kích thước phù hợp lên.

Dạng xà bông tắm, dầu gội

Cách sử dụng salicylic acid ở dạng này cũng giống như khi bạn dùng xà bông, dầu gội thông thường. Điểm khác biệt là bạn nên dùng nước ấm để làm ướt cơ thể hoặc tóc; tiếp đó xoa sản phẩm trong 2-3 phút cho tới khi sủi bọt (có thể chờ thêm 1-2 phút để dưỡng chất thấm vào da hơn) trước khi xả sạch lại.

Các lưu ý cần nhớ khi dùng salicylic acid

Sau khi nắm vững nguyên lý, công dụng của salicylic acid, trong quá trình sử dụng chúng ta cũng cần “nằm lòng” một số lưu ý sau:

Tăng cường dưỡng ẩm

Bất kỳ quá trình “thay da” nào, dù nhẹ nhàng như salicylic acid cũng sẽ gây bong tróc nhẹ, nhất là đối với các làn da thiên khô. Việc cấp ẩm liên tục bằng xịt khoáng, các loại kem dưỡng ẩm, mặt nạ vào buổi tối là điều không thể thiếu để tăng cường sức khoẻ cho da.

Chống nắng liên tục

Salicylic acid loại bỏ tế bào cũ, kích thích sản sinh tế bào da non mới. Trong thời gian này, da mặt của chúng ta cực kỳ yếu ớt và rất dễ bị tổn thương trước tia cực tím. Nếu không dùng kem chống nắng thường xuyên và bôi lại sau 4-6 giờ, làn da của bạn rất dễ bị sạm nám hoặc xỉn màu.

Luôn chống nắng khi dùng Salicylic acidChống nắng là yêu cầu bắt buộc xuyên suốt quy trình tái tạo da bằng Salicylic Acid - Ảnh: Shutterstock

Chú ý sản phẩm kết hợp

Khi đã sử dụng nhóm sản phẩm BHA, bạn không được khuyến khích kết hợp cùng lúc với các loại kem dưỡng, serum chứa Benzoyl Peroxide, Retinoids, Calcipotriene…

Tuân thủ đúng liệu trình

Cần dùng đúng liều lượng và thời gian nhất định để nhận thấy rõ hiệu quả của salicylic acid. Tuy nhiên dù tốt đến mấy bạn cũng không được khuyến khích lạm dụng hoạt chất này trong một quy trình dài hạn. Bạn cần tuân thủ kỹ hướng dẫn sử dụng trong từng sản phẩm nếu không muốn bào mòn và làm mất khả năng đề kháng tự nhiên của da.

Một số tác dụng phụ thường gặp của salicylic acid

Các tác dụng phụ

Việc sử dụng salicylic acid có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với các làn da quá nhạy cảm như sau:

  • Gây ngứa châm chích, phát ban, nổi mề đay
  • Gây khô da bất thường, kích ứng
  • Làm da bong tróc li ti
  • Gây sốc phản vệ: sưng mắt, mặt, gây tê lưỡi
  • Gây nhiễm độc salicylic acid: chóng mặt, buồn nôn…

Nếu gặp phải một trong các tình trạng trên, cần dừng sử dụng ngay, làm sạch sản phẩm trên da và gặp bác sĩ điều trị.

Cách hạn chế tác dụng phụ

Để ngăn ngừa khả năng gây ra các phản ứng không mong muốn trong quá trình chăm sóc da với salicylic acid, các chuyên gia khuyến khích phái đẹp áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Sử dụng sản phẩm ở một vùng da nhỏ trên cơ thể trước, nếu không có hiện tượng gì mới sử dụng trên mặt.
  • Tuân thủ các khuyến cáo về nồng độ, tuyệt đối không tự ý tăng nồng độ hoặc số lần sử dụng so với liệu trình.
  • Salicylic acid không được khuyến khích sử dụng đối với phụ nữ mang thai hoặc mẹ sau sinh. Làn da em bé quá mỏng cũng không được tiếp xúc với hợp chất bởi vì có thể gây kích ứng.

Nếu bạn không gặp các vấn đề về sức khỏe thì salicylic acid là một thành phần làm đẹp da có giá trị, rất đáng để bạn thử sử dụng. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có 2 mặt, vậy nên trong quá trình dưỡng da cùng salicylic acid, hay theo dõi kỹ những chuyển biến trên da. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dù ở mức độ nhẹ, bạn cần ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia da liễu.

Xem thêm

Mụn trứng cá - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Top 5 serum trị mụn hiệu quả nhất năm 2021

Top 6 sản phẩm tẩy tế bào chết da mặt tốt nhất


Nguồn tham khảo:

Axit salicylic - https://hellobacsi.com/thuoc/axit-salicylic/

Hiểu rõ về khái niệm và công dụng của Salicylic Acid - https://thefaceshop.com.vn/blogs/cach-cham-soc-da/khai-niem-va-cong-dung-cua-salicylic-acid

Salicylic Acid Topical - https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a607072.html

Beauty Glossary: Everything you really need to know about salicylic acid - https://www.harpersbazaar.com/uk/beauty/g33559587/best-salicylic-acid/

 

 


Các sản phẩm được nhắc đến trong bài viết

Sản phẩm trong bài viết

Các tin tức khác