Collagen và những điều bạn chưa biết
Collagen là gì? Vì sao lại quan trọng đối với da?
Như đã nói, collagen chứa ⅓ lượng protein trong cơ thể. Đây là hoạt chất vô cùng quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc xương, da, cơ, gân và dây chằng. Qua nghiên cứu, collagen cũng được tìm thấy trong nhiều bộ phận cơ thể khác bao gồm mạch máu, giác mạc và răng.
Xét trên cơ thể, collagen tương tự một loại keo dán giúp gắn kết các mô tế bào lại với nhau. Từ đó giúp cho da cũng như cơ xương đàn hồi tốt hơn. Cụ thể, da sẽ trở nên căng bóng, mịn màng và cơ xương thì linh hoạt và vận động thoải mái hơn. Trong tiếng Hy Lạp, collagen được gọi là “kólla” và nó có nghĩa là keo.
Bổ sung collagen là phương pháp chăm sóc da được ưa chuộng
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chăm sóc da. Tuy nhiên, bổ sung collagen vẫn là một trong các giải pháp tối ưu cho làn da vì nó mang lại hiệu quả, đơn giản mà vẫn rất an toàn. Đặc biệt, với người có làn da dễ kích ứng thì đây được xem là lựa chọn vô cùng thích hợp.
Collagen chủ yếu ở loại nào?
Trong cơ thể có 28 loại collagen khác nhau nhưng chỉ có 5 loại collagen chiếm phần lớn và 3 loại thực sự phổ biến. 3 loại này bao gồm: Loại I, Loại II, Loại III.
Collagen loại I
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, collagen loại I chiếm tới 90% tỏng collagen trong cơ thể. Gân, da, xương, sụn và các mô liên kết hầu như đều chứa loại collagen này. Đặc điểm nổi bật của nó là có cấu trúc xoắn ba nhờ các sợi collagen dày đặc xoắn lại với nhau.
Khi collagen loại I suy giảm, các vòng xoắn sẽ giãn ra và trên da sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu lão hoá. Có thể kể tới như nếp nhăn, vết chân chim, nám sạm,... Và dĩ nhiên, bạn có thể nhìn thấy các biểu hiện này trên da của mình bằng mắt thường.
Thiếu collagen loại I khiến da xuất hiện các dấu hiệu lão hóa
Collagen loại II
Loại collagen này chủ yếu ở trong sụn. Nó cũng có cấu trúc xoắn ba tương tự như loại I. Tuy nhiên, độ liên kết của collagen loại II lại kém hơn loại I rất nhiều. Và nó có vai trò là lớp đệm cho sụn khớp. Nhờ vậy, xương khớp chắc khỏe hơn, vận động cũng linh hoạt và trơn tru hơn.
Collagen loại III
Tại gân, xương, da và dây chằng, ngoài collagen loại I, người ta còn tìm thấy một lượng lớn collagen loại III. Nó đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành cơ bắp, các cơ quan, động mạch trong cơ thể. Ngoài ra, collagen loại III còn góp sức vào việc tạo nên cấu trúc của gan, lá lách, mạch máu, nội quan và cả tử cung.
Cách để tăng cường collagen
Như đã nói, có rất nhiều cách bổ sung nguồn collagen cho cơ thể. Dù vậy, không phải cách làm nào cũng thực sự hiệu quả và an toàn. Một vài phương pháp được nhiều người tin chọn và áp dụng như:
Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C
Bạn cũng có thể sử dụng viên uống vitamin C để cơ thể hấp thụ nhanh hơn. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ dùng từ 250mg - 500mg, đồng thời, nên uống vào buổi sáng và buổi trưa. Nếu dùng quá liều lượng quy định sẽ ảnh hưởng xấu tới dạ dày, các hoạt động của cơ thể.
Thực phẩm giàu vitamin C giúp kích thích cơ thể sản sinh collagen
Bổ sung axit amin thiết yếu
Threonine và Pproline là 2 axit amin chính trong số 20 axit amin giúp hình thành collagen. Chúng có nhiều trong đậu lăng, đậu phộng, trứng, sữa, đậu nành, măng tây, thịt lợn, thịt bò và thịt gà. Cụ thể các dưỡng chất này giúp tổng hợp protein của cơ thể để sản sinh nhiều collagen hơn. Đồng thời, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Uống bổ sung collagen
Việc sử dụng thực phẩm giàu dưỡng chất mặc dù đem lại hiệu quả nhưng đòi hỏi người dùng phải thực sự kiên nhẫn. Đó là lý do để nhiều sản phẩm uống bổ sung collagen ra đời.
Thay vì phải thông qua nhiều bước chuyển hoá, sử dụng các sản phẩm viên uống, nước uống hay bột collagen sẽ giúp cơ thể hấp thụ trực tiếp dưỡng chất này. Hiệu quả mang lại sẽ nhanh hơn và rõ rệt hơn.
cách uống collagentrước khi quyết định sử dụng chúng trên cơ thể của mình. Và để đảm bảo, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Sản phẩm bổ sung collagen thường ở 3 dạng viên, nước và bột
Ai nên cân nhắc khi muốn bổ sung collagen?
Lợi ích mà collagen mang lại cho sức khỏe là không thể phủ nhận. Dù vậy, không phải ai cũng có thể sử dụng hoạt chất này. Cơ địa mỗi người khác nhau và để an toàn, những đối tượng dưới đây cần cân nhắc thật kỹ trước khi muốn sử dụng collagen:
Người bị huyết áp thấp
Collagen khiến huyết áp bị giảm và điều này có thể sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng người bị bệnh về huyết áp.
Phụ nữ có thai và con bú
Thời kỳ mang thai và cho con bú vô cùng quan trọng. Dù chưa có bất cứ trường hợp xấu nào xảy đến, nhưng để đảm bảo an toàn, các mẹ nên tránh việc bổ sung quá nhiều collagen cho cơ thể.
Người mắc các bệnh về dạ dày
Collagen chứa hàm lượng vitamin C cao. Vì thế, với những ai có hệ tiêu hoá kém và mắc các bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày,... collagen có thể khiến tình trạng này tệ hơn. Ngoài ra, collagen còn có vị tanh đặc trưng, nó có thể gây buồn nôn và khó chịu cho dạ dày.
Người mắc bệnh dạ dày là đối tượng cần cẩn trọng khi dùng collagen
Một vài “hiểu lầm” về collagen
Dưới đây là một vài hiểu lầm về collagen thường thấy. Điều này có thể khiến người dùng chọn sai loại collagen cũng như liều lượng sử dụng. Cùng xem để hiểu rõ hơn về hoạt chất này nhé!
Collagen chỉ dành cho phụ nữ
Bổ sung càng nhiều collagen càng tốt
Không riêng gì collagen, bất cứ sản phẩm nào nếu lạm dụng quá nhiều thì đều gây phản ứng ngược. Các bác sĩ đã chỉ ra, cơ thể người mỗi ngày chỉ nên hấp thụ tối đa 5.000mg collagen.
Collagen gây tăng cân, tích nước
Collagen là một loại protein nên khi hấp thụ quá nhiều vào cơ thể sẽ gây dư thừa và khiến cân nặng tăng lên trông thấy. Dù vậy, vẫn có những sản phẩm collagen có nguồn gốc từ thực vật, được chế biến trên công nghệ tân tiến. Nhờ vậy, sẽ hạn chế tối đa tình trạng tăng cân và trữ nước, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Xem thêm
5 công thức mặt nạ collagen duy trì thanh xuân
Top 8 mặt nạ collagen trẻ hóa làn da
Lợi ích của collagen trong sức khoẻ và làm đẹp
Nguồn tham khảo:
https://www.byrdie.com/eating-collagen
https://www.medicalnewstoday.com/articles/317151