Mách bạn cách nhận biết và chăm sóc các loại da cơ bản

August 3, 2022

Nếu bạn mới bắt đầu xây dựng chu trình dưỡng da, xác định đúng loại da là bước đầu tiên bạn không nên bỏ qua. Mỗi loại da có đặc điểm nhận dạng cũng như các vấn đề riêng. "Bắt mạch" đúng nhu cầu của da sẽ giúp bạn chọn đúng sản phẩm và tăng hiệu quả dưỡng da. Beauty Box sẽ mách bạn cách phân biệt 5 loại da phổ biến và gợi ý các bước chăm sóc phù hợp với từng loại da. 

Cách nhận biết các loại da mặt

Kiểm tra bằng giấy thấm dầu

Nếu không có thời gian chờ 30 phút, bạn có thể dùng giấy thấm dầu để nhanh hơn. Chỉ cần dùng một vài tờ giấy thấm, nhẹ nhàng áp lên hai cánh mũi, hai má, trán và cằm. Sau 5 phút thì lấy giấy để kiểm tra.

  • Da khô: Giấy thấm dầu hoàn toàn khô ráo và sạch

  • Da dầu: Giấy đổi màu do ướt dầu

  • Da hỗn hợp: Giấy chỉ ướt ở vùng chữ T (trán, sống mũi, cánh mũi và cằm), còn vùng má và cằm thì khô ráo

  • Da thường: Giấy chỉ lấm tấm dầu ở một vài điểm

Đối với da nhạy cảm, do tính chất riêng biệt mà loại da này rất khó nhận biết bằng giấy thấm dầu. Bởi tần suất tiết dầu của da nhạy cảm rất vô định, không có cách nào kiểm soát được.

Dùng giấy thấm dầu có thể giúp bạn xác định loại da của mình - Ảnh: Shutterstock

Phương pháp mặt mộc

Sau khi làm sạch da bằng sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ, các bạn để da khô tự nhiên trong 30 phút. Trong thời gian này không dùng bất kỳ sản phẩm nào lên da.

  • Da thường: Không có bất cứ dấu hiệu nào, da mặt cảm thấy thoải mái

  • Da khô: Da bị khô hoặc căng khi cười

  • Da dầu: Da khô ráo sau khi rửa. Nhưng qua ít phút thì da tiết nhiều dầu

  • Da nhạy cảm: Da ngứa rát, ửng đỏ. Tùy cơ địa và sản phẩm mà phản ứng nhẹ hay nặng

  • Da hỗn hợp: Vùng chữ T sạch sẽ nhưng hai bên má khô căng

Cách nhận biết và chăm sóc da dầu

Đặc điểm nhận dạng của da dầu là gì?

Kiểu da này thường tạo ra lượng dầu nhờn dư thừa khiến da thường xuyên có vẻ bóng nhờn, đặc biệt là vùng chữ T (trán, mũi, cằm). Ngoài ra da dầu cũng có lỗ chân lông to, dễ nổi mụn hơn do chân lông bị tắc nghẽn bã nhờn.

Da dầu sẽ có các đặc điểm sau:

  • Da tiết nhiều dầu, sạm màu
  • Dễ nổi mụn và có lỗ chân lông to

Da dầu thường có lỗ chân lông to và dễ nổi mụn Beauty Box

Da dầu thường có lỗ chân lông to và dễ nổi mụn - Ảnh: ShutterStock

Quy trình chăm sóc da dầu cơ bản

Da có cơ chế tiết dầu để giữ ẩm nhưng với người có da dầu thì cơ chế này hoạt động bị quá mức cần thiết. Quy trình dưỡng da dầu cơ bản bạn nên biết:

Bước 1: Dùng sữa rửa mặt 2 lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn cùng bã nhờn

Bước 2: Bổ sung nước. Da tiết nhiều dầu do thiếu nước, nên chọn mua các loại kem dưỡng ẩm chuyên biệt cho da dầu như dạng gel hoặc chứa hyaluronic acid

Bước 3: Sử dụng retinol có nồng độ 0,02% cho người mới để điều tiết lượng dầu

Bước 4: Thoa kem chống nắng có khả năng kiềm dầu

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Việc này sẽ góp phần giảm lượng dầu tiết ra trên da.

Retinol có khả năng kiềm dầu và se nhỏ lỗ chân lông ở da dầu - Ảnh: Shutterstock

Xem thêm: Tất tần tật các bước chăm sóc da dầu hằng ngày

Cách phân biệt và chăm sóc da thường

Cách nhận biết da thường

Da thường ở mức cân bằng giữa da dầu và da khô. Da vừa không dễ nổi mụn vừa không có cảm giác quá bóng nhờn hay căng tức. Nói chung, da thường có độ mịn và không hay kích ứng.

Cách xác định da thường như sau:

  • Bề mặt da nhẵn mịn, kích cỡ lỗ chân lông nhỏ
  • Không dễ kích ứng với mỹ phẩm
  • Ít khi nổi mụn

Quy trình chăm sóc hằng ngày của da thường

Da thường tương đối dễ chịu trong việc chăm sóc. Chỉ cần đảm bảo quy trình sau đây, bạn sẽ có làn da sạch khỏe:

Bước 1: Làm sạch da 2 lần sáng - tối với sữa rửa mặt giúp lỗ chân lông thông thoáng

Bước 2: Dưỡng ẩm đúng - đủ. Bất kỳ thành phần dưỡng ẩm nào cũng không làm khó được da thường, nhưng bạn vẫn nên giữ lượng mỹ phẩm bôi lên da ở mức vừa phải

Bước 3: Dùng kem chống nắng để bảo vệ da trước tác nhân gây hại từ môi trường

Da thường chỉ cần dưỡng ẩm đúng đủ Beauty Box

Giữ lượng mỹ phẩm bôi lên da ở mức vừa phải để không gây bí bách da - Ảnh: ShutterStock

Cách xác định và chăm sóc da khô

Da khô có đặc điểm gì?

Da khô thường xỉn màu và dễ trở nên thô ráp, bong tróc. Không chỉ thế, da khô cũng có độ đàn hồi kém do thiếu ẩm nên cũng dễ xuất hiện các dấu hiệu lão hóa. Bạn cũng sẽ hay bị ngứa hay kích ứng khi sử dụng sản phẩm không phù hợp lên da.

Chỉ cần căn cứ vào các tình trạng sau đây sẽ xác định được da khô nhanh chóng:

  • Bề mặt da xỉn màu, thô ráp, bong tróc và xuất hiện vảy trắng trên da
  • Không dễ nhận thấy lỗ chân lông và ít khi nổi mụn
  • Thường ngứa rát khi thiếu ẩm
  • Dễ kích ứng khi sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

Cách dưỡng da khô tiêu chuẩn

Da khô là loại da cần được "cưng nựng". Dưới đây là những điểm chính trong cách chăm sóc loại da này:

Bước 1: Rửa mặt vào buổi sáng và buổi tối bằng sữa rửa mặt dạng kem, hoặc được bổ sung nhiều thành phần dưỡng ẩm

Bước 2: Dùng toner để cấp ẩm và cân bằng môi trường pH của da. Giúp da hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn

Bước 3: Bổ sung nước và tăng cường độ ẩm bằng các sản phẩm dưỡng ẩm dành riêng cho da khô. Các sản phẩm với thành phần dưỡng ẩm như HA, glycerin, ceramide, phospholipid, cholesterol và các axit béo sẽ là lựa chọn hàng đầu của da khô.

Một trong những lựa chọn bạn có thể cân nhắc là kem dưỡng ẩm chuyên sâu Cosrx Hyaluronic Acid Intensive Cream. Với bảng thành phẩn giàu chất cấp ẩm, sản phẩm giúp bổ sung và duy trì độ ẩm hiệu quả cho da, đặc biệt là những làn da khô thiếu nước. 

Kem dưỡng ẩm chuyên sâu Cosrx Hyaluronic Acid Intensive Cream

Kem dưỡng chuyên sâu COSRX  HYALURONIC ACID INTENSIVE CREAM giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi bị mất nước, đồng thời chống oxy hóa tuyệt vời cho các tế bào

Bước 4: Bôi kem chống nắng để hạn chế mất nước và ngăn những dấu hiệu lão hóa sớm xuất hiện

Hãy tạo thói quen uống 2 lít nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh mỗi ngày. Không chỉ hỗ trợ cơ thể trao đổi chất tốt hơn, điều này còn giúp làm chậm quá trình lão hóa sớm ở da khô.

Da khô có nhu cầu dưỡng ẩm nhiều hơn các loại da khác - Ảnh: Shutterstock

Xem thêm: Quy trình dưỡng da và 6 mẹo chăm sóc da khô hiệu quả

Cách nhận biết và chăm sóc da nhạy cảm

Xác định da nhạy cảm bằng cách nào?

Thật ra da nhạy cảm là một kiểu da mà có thể nằm trong da dầu, da khô hoặc da thường. Bởi vì dù bạn thuộc bất cứ loại da nào cũng vẫn có thể có nguy cơ bị mẩn đỏ, ngứa rát hoặc bong tróc. Những dấu hiệu này liên quan tới việc da bị tổn thương, nếu thường xuyên xảy ra thì đó chính là da nhạy cảm.

Dựa vào những đặc điểm sau đây, bạn có thể nhận biết dược da nhạy cảm:
  • Bề mặt mỏng, nhiều đường mao mạch xuất hiện trên vùng má
  • Dễ kích ứng, ngứa rát, nổi mẩn đỏ khi tiếp xúc với mỹ phẩm, khói bụi
  • Tuyến bã nhờn hoạt động không theo quy luật. Lúc tiết dầu không kiểm soát, lúc khô căng

Cách chăm sóc da nhạy cảm hiệu quả

Da nhạy cảm thường dễ phản ứng với các thành phần "lạ" khi tiếp xúc, do đó việc chăm sóc cũng cần cẩn trọng hơn:

Bước 1: Rửa mặt vào ban ngày và ban đêm với sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH trong khoảng 5.0 - 5.5

Bước 2: Dưỡng ẩm cho da với sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như dầu jojoba, dầu olive, lô hội, trà xanh hoặc hoa cúc

Bước 3: Dùng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động từ tia UVA/UVB 

Da nhạy cảm cần đến các sản phẩm dịu nhẹ, thiên về tự nhiên để an toàn cho da hơn - Ảnh: Shutterstock

Ngoài các bước dưỡng da cơ bản, bạn nên bỏ túi thêm một vài điểm sau:

  • Nên tránh xa các sản phẩm skincare có thành phần hóa chất hoặc tác động mạnh tới da
  • Luôn thử nghiệm sản phẩm trước khi dùng lên da mặt. Hãy thử một ít sản phẩm lên da bên trong cánh tay và đợi 24 tiếng, nếu không có phản ứng gì thì có thể dùng
  • Tối giản quy trình chăm sóc. Tránh thoa quá nhiều khiến các thành phần trong sản phẩm phản ứng với nhau, gây kích ứng da

Xem thêm: Quy trình 6 bước chăm sóc da nhạy cảm và một số lưu ý

Cách nhận biết và chăm sóc da hỗn hợp

Đặc điểm phân biệt da hỗn hợp

Da hỗn hợp là sự pha trộn của hai loại da. Bạn sẽ thấy vùng chữ T bị khô hoặc nhờn hơn hẳn so với vùng da hai bên má. Vì thế, da hỗn hợp cũng rất dễ bị mụn và lỗ chân lông to.

Một số vấn đề da hỗn hợp thường gặp phải:

  • Da hỗn hợp thiên dầu: Phần lớn da mặt tiết nhiều dầu thừa, ít vị trí bị khô
  • Da hỗn hợp thiên khô: Phần lớn da mặt bị khô, vùng chữ T có tiết dầu
  • Vùng chữ T thường đổ dầu, còn vùng má lại khô và nhạy cảm hơn
  • Dễ lên mụn ở các vị trí như trán, cằm và mũi

Quy trình chăm sóc da hỗn hợp đơn giản

Những người có da hỗn hợp sẽ cần những tips chăm da mang tính cân bằng nhiều hơn, được rút ra từ những thói quen chăm sóc da dầu và da khô.

Bước 1: Làm sạch da bằng sữa rửa mặt có chất tẩy rửa nhẹ nhàng
Bước 2: Vào buổi tối, dùng salicylic acid lên vùng da tiết nhiều dầu thừa để giữ da khô thoáng. Lưu ý nên sử dụng cách ngày
Bước 3: Nên chọn kem dưỡng ẩm dành riêng cho da hỗn hợp. Hoặc cân nhắc dùng 2 loại kem dưỡng ẩm cho những vùng da khô - nhờn khác nhau trên gương mặt.
Bước 4: Thoa kem chống nắng nhằm bảo vệ da

Kem dưỡng cho da hỗn hợp có thể cần đến 2 loại để phù hợp với từng vùng da - Ảnh: Shutterstock

Xem thêm: Giải mã cách chăm sóc từng loại da hỗn hợp

Beauty Box tin rằng, biết và hiểu được mình sở hữu các loại da nào là bước đầu cho một quy trình chăm sóc da đúng cách. Mỗi loại da sẽ có nhu cầu dưỡng khác nhau, vậy nên đừng ngại ngần tìm hiểu mình đang có loại da nào bạn nhé.


Xem thêm:

Review 2 dòng kem chống nắng A'Pieu mới "toanh"

Bật mí cách kiềm dầu hiệu quả cho làn da nhờn mụn

Top 5 serum trị mụn hiệu quả nhất 2021


Nguồn tham khảo:

There are 5 different skin types: Which do you have? - https://www.today.com/style/5-different-skin-types-which-type-skin-do-you-have-t152786

Different Skin Types And How To Take Care Of Them - https://skinkraft.com/blogs/articles/different-skin-types-how-to-know-your-skin-type

The Best Care for Your Skin Type - https://www.everydayhealth.com/skin-beauty/skin-care-101.aspx


Các sản phẩm được nhắc đến trong bài viết

Sản phẩm trong bài viết

Các tin tức khác